Nhiều người thắc mắc tại sao nhà ở Sài Gòn,ềungườiViệtmuanhàđấtquantâmsinhlờihơnhưởngthụeimi fukada các thành phố lớn lại đắt, dù đó chỉ là những ngôi nhà trong hẻm nhỏ hay những căn nhà ống mặt tiền.
Tôi cho rằng phần đông tư duy của người Việt Nam khi mua một miếng đất, ngôi nhà bất kỳ là đều nghĩ tới khả năng sinh lời của miếng đất đó.
Họ luôn nghĩ từ việc có thể kinh doanh được không, có thể cho thuê hay buôn bán có dễ hay không mặc dù đôi khi họ mua về chỉ để sinh sống và cũng chả nghĩ tới việc kinh doanh hay buôn bán.
Đất mặt tiền lớn ở các thành phố lớn rất thích hợp cho việc mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, quán ăn. Từ đó việc sinh lợi từ những miếng đất này kéo theo việc giá đất ở đây tăng là điều hiển nhiên theo quy luật cung cầu.
Nhưng có những ngôi nhà nằm trong hẻm chật hẹp khó kinh doanh, khó bán nhưng vì nằm gần và chung với những miếng đất nằm ở mặc tiền nên vô tình giá cũng từ đó tăng theo.
Vì vậy đa phần người Việt Nam mua đất họ nghĩ tới việc thanh khoản và khả năng sinh lời miếng đất hơn là sự tiện lợi của một miếng đất xa đô thị nhưng rộng, thoáng và yên bình.
Đối với một người dư giả tài chính, họ vẫn sẽ mua căn mặt tiền đô thị cho thuê lại hoặc sang nhượng kinh doanh nhưng nơi họ sống lại là những nơi đã được quy hoạch đàng hoàng hoặc các căn hộ cao cấp để sống và nghỉ ngơi.
Vì vậy chúng ta sẽ không quá ngạc nhiên khi có những căn nhà ống giá tiền vài tỷ, thậm chí vài chục tỷ ở Sài Gòn. Hiểu hành vi và động cơ của người mua nói chung, chúng ta sẽ hiểu tại sao giá nhà lại cao.
Thái Lâm
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.