Cụ thể,ịkiệnthôngđồngđộigiásp666 theo phán quyết được đưa ra ngày 9.6, thẩm phán bang Seattle (Mỹ) John Coughenour đã bác yêu cầu của Apple và Amazon liên quan việc bãi bỏ các vụ kiện tập thể chống lại hai công ty. Ông cho biết "tính hợp lệ" của thị trường liên quan - vấn đề trung tâm của một tranh chấp chống độc quyền, đã được bồi thẩm đoàn xem xét.
Phán quyết của ông Coughenour đồng nghĩa vụ việc sẽ chuyển sang giai đoạn thu thập bằng chứng và tiến hành thủ tục tố tụng trước khi xét xử. Ông Steve Berman, luật sư của các nguyên đơn, gọi phán quyết là "một chiến thắng lớn cho người dùng điện thoại và máy tính bảng của Apple".
Vụ kiện lần này được đệ trình vào tháng 11.2022 với các nguyên đơn chủ yếu là công dân Mỹ mua iPhone và iPad trên Amazon kể từ đầu năm 2019 đến nay. Theo nguyên đơn, trước tháng 1.2019, có khoảng 600 đại lý bên thứ ba của Apple trên Amazon. Tuy nhiên, sau đó Apple và Amazon "đã thông đồng hạn chế" số lượng các đại lý này. Apple được cho là đã đồng ý giảm giá các sản phẩm do Amazon bán ra để đổi lại việc sàn thương mại điện tử giảm số lượng đại lý ủy quyền của Apple xuống chỉ còn 7.
Luật sư của Apple và Amazon và đại diện các công ty hiện chưa lên tiếng về cáo buộc. Vào tháng 3, Apple nói rằng thỏa thuận giới hạn số lượng đại lý ủy quyền được đưa ra chỉ với mục đích "giảm thiểu hàng giả của Apple được bán trên nền tảng của Amazon". Các luật sư của Apple gọi thỏa thuận này là "bình thường" và cho biết Tòa án tối cao đã công nhận rằng các thỏa thuận như vậy là hợp pháp.
Theo tạp chí Forbes, vụ kiện lần này không phải là thách thức pháp lý duy nhất mà Amazon đang đối mặt liên quan hoạt động định giá. Hồi tháng 4, ông Rob Bonta, thẩm phán bang California (Mỹ), đã từ chối yêu cầu của Amazon về việc bãi bỏ một vụ kiện chống độc quyền khác.
Theo các bằng chứng hiện có, một bản ghi nhớ nội bộ cho thấy Amazon đã bị khiếu nại rằng chính sách do công ty đưa ra đã khuyến khích người bán đẩy giá trên các trang web đối thủ cạnh tranh của Amazon.